CỘNG ĐOÀN CHÚA KITÔ PHỤC SINH

TRUNG TÂM ĐỨC BÀ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU

1616 Pyrenees Avenue - Stockton, CA 95210

Ý nghĩa bí tích rửa tội

Đăng vào: 04:09 NGÀY 10/09/2015        Số lượt xem: 3361

Ý nghĩa bí tích rửa tội

Trước khi về trời, Đức Giêsu lập bí tích rửa tội khi Ngài nói với các môn đệ :”Các con hãy đi rao giảng cho muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần (Mt 26,20). Chúng ta xem lại phép rửa của Gioan Tiền hô : phép rửa của Gioan Tiền hô chỉ là một nghi thức tượng trưng, có mục đích nhắc nhở và thúc giục người ta ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Phép rửa này không có khả năng tẩy xóa tội lỗi, không có năng lực ban ơn thánh. Bởi vì phép rửa này không phải là một bí tích, đúng như Gioan đã quả quyết, đồng thời Ngài cũng giới thiệu một phép rửa khác, phép rửa của Chúa Giêsu, là phép rửa bằng Thánh Thần, nghĩa là phép rửa của Chúa Giêsu là một bí tích thông ban Chúa Thánh Thần, mặc dầu cũng dùng tới nước, nhưng nước chỉ là điều kiện, là nghi thức bên ngoài, còn thực sự là được rửa bằng Thánh Thần, biến đổi con người tội lỗi nên con Thiên Chúa, và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu Nước Trời. Khi chúng ta lãnh nhận phép rửa tội, Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta tham dự vào mầu nhiệm sự chết và sống lại của Ngài. Chúng ta vào đời khi được sinh ra và vào đạo của Thiên Chúa khi được rửa tội. Trong nghi thức rửa tội chúng ta được dìm trong nước hoặc đổ nước trên đầu để chỉ việc tẩy rửa khỏi tội tổ tông và mọi tội riêng, được tái sinh làm con cái của Chúa và gia nhập vào Giáo hội. Vì thế, Giáo hội coi bí tích rửa tội như một cuộc tái sinh, người được rửa tội trở thành một con người mới. Họ thấy đâu là ơn gọi và định mệnh của con người, đâu là ý nghĩa của cuộc đời.

Truyện : Tôi mới có 2 tuổi.
Có một cụ già, mãi tới khi 80 tuổi mới lãnh nhận phép rửa tội. Bắt đầu từ đó cụ sống một đời rất gương mẫu. Hai năm sau, cụ hấp hối. Có người muốn biết cụ bao nhiêu tuổi. Cụ dõng dạc trả lời :”Tôi mới có hai tuổi. Tám mươi năm trước khi rửa tội là những năm chết. Tôi mới bắt đầu sống thật khi tôi chịu phép rửa tội”. Thật là chí lý.

(Phạm văn Phượng, Chia sẻ TM Chúa nhật, B, tr 38)

CÁC TIN KHÁC

ÂN SỦNG CỦA BÍ TICH RỬA TỘI
ÂN SỦNG CỦA BÍ TICH RỬA TỘI

Nghi thức rửa tội biểu thị điều thực sự diễn ra trong bí tích Rửa Tội (GLHTCG số 1262). Giác quan, mắt và tai, chỉ nhìn thấy những dấu chỉ bên ngoài. Chỉ có đức tin mới có thể nhận ra cái thực sự đang diễn ra nơi người được rửa tội qua những dấu chỉ. Nghi thức rửa tội biểu thị hai hiệu quả này: chết và tái sinh. Cả hai trở thành thực tại trong bí tích Rửa Tội.

Bộ Giáo Luật - Bí Tích Rửa Tội
Bộ Giáo Luật - Bí Tích Rửa Tội

Ðiều 849: Bí Tích Rửa Tội là cửa ngõ vào các Bí Tích. Sự lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội cách thực sự hay ít ra bằng nguyện ước là điều cần thiết cho phần rỗi. Bí Tích Rửa Tội giải thoát con người khỏi tội lỗi, tái sinh họ làm con Chúa và kết nạp họ vào Giáo Hội, biến họ nên giống Chúa Kitô bằng ấn tích không thể xóa nhòa. Bí Tích này chỉ được ban hữu hiệu bằng việc rửa bằng nước nguyên chất kèm theo việc đọc đúng mô thức.

Top