CỘNG ĐOÀN CHÚA KITÔ PHỤC SINH

TRUNG TÂM ĐỨC BÀ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU

1616 Pyrenees Avenue - Stockton, CA 95210

KHOẢNG KHẮC CỦA SỰ TỈNH THỨC

Đăng vào: 08:04 NGÀY 21/04/2020        Số lượt xem: 1063

Khoảnh khắc của sự thức tỉnh

“ Hãy tỉnh thức và sẵn sàng”. Cuộc sống của mỗi người là một cuộc hành trình tiến về quê hương nước trời, một đích điểm xa vời. Nhưng, trong bối cảnh như thế này, những ai đã chuẩn bị cho cuộc hành trình xa vời ấy? Một cuộc hành trình đơn độc, chẳng ai đi cùng. Cuộc hành trình có một không hai của mỗi người chúng ta.

Sự tĩnh lặng trong tâm hồn chắc có lẽ cũng là cách thức tỉnh mỗi tâm hồn. Để anh em điểm lại bản thân, điểm lại những hành trình mỗi người đã trải qua, thức giấc những tâm hồn đang mải mê ngủ, chúng ta cùng đến với những suy tư về cuộc sống của chúng ta, đang còn mái mê, đang còn lo sợ điều gì?

Trước tiên, tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng để tâm hồn được nhẹ nhõm, nhận ra được ý Chúa, thì các bạn nên đến với những buổi tĩnh tâm. Khoảnh khắc những ngày tĩnh tâm rất quý giá, quý giá trong từng giây phút, từ giây phút bắt đầu, giây phút gặp gỡ, đến giây phút tĩnh lặng, học hỏi và cầu nguyện. Đây là thời khắc quan trọng để mỗi người trong anh em cảm nhận được tình yêu thương của Thiên Chúa. Không chỉ vậy, chính nhờ những dịp tĩnh tâm, mỗi thân xác, mỗi trái tim của anh em lại được gội rửa thêm một lần nữa. Bấy lâu nay, mỗi người trong anh em đang còn ngủ quên trong vũng lầy của tội lỗi. nhưng khi được đào luyện qua những ngày tĩnh tâm, những lời nhăn nhủ của người đồng hành sẽ luôn vang vọng trong mỗi trái tim của tất cả anh em. “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”(Tv 118,105), qua những lời chia sẻ không hẳn chỉ là sự thấm nhuần, nhưng lớn hơn cả đó là lời kêu gọi “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với thầy một giờ sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện để khỏi lâm vào chước cám dỗ”(Mt 26,40-41), lời kêu gọi tha thiết như người cha, người mẹ của chúng ta cất tiếng gọi khi chúng ta đang còn mải mê ngủ, đang còn mải chơi quên hết bổn phận.

Mỗi người trong chúng ta luôn được Thiên Chúa ban cho một tài năng riêng, bởi vậy anh em chúng ta hãy tận dụng nó, hãy làm sinh lời nén bạc Chúa đã trao từ đó dùng nó để ra đi mang Chúa cho đời. Tuy nhiên, chúng ta thủ hỏi bản thân, ra đi mang Chúa cho đời là như thế nào?

Hơn thế nữa, những người già, người trẻ, và tất cả mỗi người chúng ta cần bình tâm lại, hãy gần gũi, cảm thông và sẻ chia với mỗi con người nơi mảnh đất của mỗi chúng ta, qua các giờ lễ, qua những bữa cơm điềm đạm, đó là những con người mà Chúa muốn gửi tới. Dịch bệnh Covid đang là mối đe dọa chúng ta bây giờ, anh em đang rất lo sợ và luôn tự mình đặt câu hỏi: “nếu ngày mai chết, bây giờ mình sẽ làm gì?”, nghe đến câu hỏi tất cả ai cũng có cảm giác bồi hồi, sợ hãi. Nhưng đó là thông điệp đang muốn thôi thúc, đánh thức anh em. Anh em quên mất rằng, Thiên Chúa luôn bên cạnh mỗi người. Anh em chớ đừng lo sợ, chết không phải là hết, chết là đi về sự sống vĩnh cửu, là về với Chúa, đấng yêu thương chúng ta. Thế mà sao chúng ta vẫn lo âu? Phải chăng nỗi lo âu dấu hiệu nói rằng chúng ta sợ có thể không được gặp Chúa? Chúa luôn mong mỏi chờ đợi chúng ta. Phải chăng lo âu sợ hãi là dấu hiệu nói rằng chúng ta chưa chuẩn bị đủ, chưa sẵn sàng khi Chúa đến, là tâm hồn chúng ta còn ngổn ngang, còn tội lỗi và những đam mê, quyến luyến…

Giữa cảnh bôn ba của cuộc sống ngày nay, làm sao một ki tô hữu có thể sống trong thái độ sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa đến, nếu những chân lý về đời sống vĩnh cửu về ngày Chúa trở lại chỉ là những điều xa xôi mờ ảo, phi thực trước những cơn sốt của cuộc sống thực tiễn mỗi ngày. Đức tin chỉ cho mỗi anh em thấy mình phải đi tới đâu và không cho phép chúng ta hi sinh vận mang vĩnh cửu vì những lợi ích ngắn hạn, chúng ta phải thấy được tất cả chiều dài con đường mình phải đi. Vì vậy, mỗi người ngày nay phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa đến. Thái độ tỉnh thức, sẵn sàng này đòi hỏi chúng ta đừng để lòng mình bám chặt vào những của cải vật chất trần gian mà phải có tâm hồn siêu thoát, luôn hướng về ngày Chúa trở lại. Ai trông chờ Chúa đến thì tự nhiên thấy cần phải sống siêu thoát và sống siêu thoát là cách chuẩn bị đón Chúa. Bởi vì, “kho tàng anh em ở đâu thì lòng anh em ở đó, hãy sắm lấy kho tàng ở trên trời, kho tàng không bị hư hao, không bị mối mọt, không bị trộm cắp”. Hy vọng Đức Ki – tô luôn là một động lực thúc đẩy mỗi người chúng ta chu toàn các trách nhiệm một cách tận tụy và chu đáo như người quản gia khôn ngoan và trung tín, biết quản lí và phân phát của cải cho các gia nhân, tôi tớ. “Ai được giao cho nhiều thì phải phân phát nhiều” phúc cho người quản gia nào khi chủ về mà gặp thấy đang làm như vậy. Khát mong rằng chính bản thân những người chúng ta sẽ luôn ý thức được Chúa là cùng đích để chúng ta đến. Hãy luôn trao ban và cảm thông với tất cả những người mà Chúa gửi cho chúng ta. Bởi vì họ là hình ảnh của ngài, là hiện thân của tình yêu mà mỗi chúng ta đang trông chờ.

J.B Phạm Nhật


CÁC TIN KHÁC

SỰ SỐNG, NIỀM TIN VÀ TỰ DO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO
SỰ SỐNG, NIỀM TIN VÀ TỰ DO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO

Ông Biden quả là đã rất liều lĩnh tạo ra mối hoài nghi và chia rẽ sâu rộng trong dân chúng, đặc biệt cộng đồng tí...

MÙA THU TRI ÂN
MÙA THU TRI ÂN

Buổi sáng tháng 11, vừa thức dậy, trong không khí se se lạnh, nhìn ra ngoài khung cửa sổ, dưới ánh nắng chói chan, đã t...

BẢY CÁCH CHÚA ĐÁNH ĐỘNG CHÚNG TA
BẢY CÁCH CHÚA ĐÁNH ĐỘNG CHÚNG TA

Thánh Kinh nói: “Vì chính Ta biết các kế hoạch Ta định làm cho các ngươi – sấm ngôn của Ðức Chúa -, kế ho...

CA VIÊN CA ĐOÀN, BẠN LÀ AI?
CA VIÊN CA ĐOÀN, BẠN LÀ AI?

Thỉnh thoảng trên báo chí Công giáo hay các trang mạng xã hội, ta thấy xuất hiện những tin tức hay bài viết liên quan t...

KITÔ HỮU VÀ VẤN ĐỀ TIỀN BẠC
KITÔ HỮU VÀ VẤN ĐỀ TIỀN BẠC

Ai cũng biết rằng trong đời sống thường ngày của chúng ta, tiền bạc là một phương tiện không thể thiếu được...

Top