CỘNG ĐOÀN CHÚA KITÔ PHỤC SINH

TRUNG TÂM ĐỨC BÀ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU

1616 Pyrenees Avenue - Stockton, CA 95210

CẦU NGUYỆN TRONG TINH THẦN THÁNH KINH

Đăng vào: 08:01 NGÀY 01/01/1970        Số lượt xem: 1385

CẦU NGUYỆN TRONG TINH THẦN THÁNH KINH

Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 18.05.2011.


ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,
Trong hai buổi giáo lý vừa qua, chúng ta đã suy nghĩ đến cầu nguyện như là trạng thái phổ quát, mặc dầu với nhiều hình thức khác nhau, cầu nguyện vẫn luôn luôn hiện hữu trong mọi thời đại.

Hôm nay, tôi muốn được khởi đầu một cuộc hành trình Thánh Kinh về chủ đề nầy, cầu nguyện giúp chúng ta sống sâu đậm hơn cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người, làm cho lịch sử cứu rổi trở nên sống động, cho đến thượng đỉnh, đến lời nói quyết định là Chúa Giêsu Ki Tô.

Cuộc hành trình nầy sẽ hướng dẫn chúng ta dừng lại trên một vài văn bản quan trọng và một vài nét mặt khuôn mẫu của Cựu Ước và Tân Ước. Abraham, vị Đại Tổ Phụ, người cha của mọi tín hữu

- "Ông ( Abraham) nhận được cắt bì như dấu hiệu chứng thực rằng: nhờ tin mà ông được trở nên công chính , trước khi được cắt bì. Như vậy, ông là cha của mọi kẻ tin, mà không được cắt bì, và vì tin nên được kể là công chính. Ông cũng là cha của những người được cắt bì, nhưng không phải chỉ được cắt bì, mà còn dõi bước tổ phụ chúng ta là Abraham, trên đường đức tin, đức tin của ông đã có trước khi được cắt bì" (Rom 4,11-12).

- "Bởi vậy, vì tin mà người ta được hưởng lời Chúa hứa ; như vây, lời hứa là ân huệ Thiên Chúa ban không, và có giá trị cho toàn thể dòng dõi ông Abraham, nghĩa là không phải chỉ cho những ai giữ Lề Luật, mà còn cho những ai có lòng tin như ông. Ông là tổ phụ chúng ta hết thảy. như có lời chép : " Ta đã đặt ngươi làm tổ phụ nhiều dân tộc ". Ông là tổ phụ chúng ta trước mặt Thiên Chúa, Đấng ông tin tưởng, Đấng làm cho kẻ chết được sống và khiến những gì không có hóa có" (Rom 4, 16-17), và là người sẽ tặng cho chúng ta khuôn mẫu cầu nguyện đầu tiên, trong biến cố ông can thiệp cho thị xã Sodoma và Gomorra.

Và tôi cũng muốn mời gọi Anh Chị Em hãy lợi dụng cuộc hành trình mà chúng ta sẽ thực hiện trong những bài giáo lý tới để học hỏi và hiểu biết Thánh Kinh hơn nữa, mà tôi hy vọng là Anh Chị Em có trong nhà, và trong tuần lễ, hãy dừng lại đọc và suy niệm trong lúc cầu nguyện, để biết được lịch sử tuyệt diệu của mối liên quan giữa Thiên Chúa và con người, giữa Chúa là Đấng loan báo cho chúng ta và con người là người đáp ứng lại, là người cầu nguyện.

1 - Bản văn đầu tiên mà chúng ta muốn dừng lại để suy nghĩ là bản văn trong chương 18 Sách Sáng Thế Ký , trong đó thuật lại lối hành xử man dại đến tột đỉnh của cư dân Sodoma và Gomorra, đến nỗi cần phải có một sự can thiệp của Thiên Chúa để có một động tác hành xử công chính và chận đứng lại điều ác đang phá hoại các thị xã đó.

Và ở đây Abraham xen vào với lời cầu nguyện làm trung gian bào chữa của mình. Thiên Chúa quyết định mạc khải cho ông biết điều gì sẽ xảy ra và cho ông biết tính cách hệ trọng của sự ác và các hậu quả kinh khủng của nó, bởi vì Abraham là người được Chúa tuyển chọn, được tuyển chọn để trở thành một đại dân tộc và làm cho lời chúc lành của Chúa đến được cả thế giới. Sứ mạng của Abraham là sứ mạng cứu độ, phải đối kháng lại tội lỗi đã xâm chiếm tràn ngập thực tại con người. Qua Abraham, Thiên Chúa muốn hướng dẫn nhân loại trở về với đức tin, đức vâng lời, với công chính.

Giờ đây, người thân hữu nầy của Thiên Chúa, mở rộng mình ra trước thực trạng và nhu cầu của thế giới, cầu nguyện cho những kẻ sắp bị án phạt và cầu xin cho họ được cứu thoát. Abraham lập tức đặt thành vấn đề với tất cả tình trạng khẩn trương hệ trong trước mắt. Ông liền xin Chúa:

- "Chẳng lẽ Chúa tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả sử như trong thành có năm mươi người lành, chẳng lẽ Chúa tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Chúa chẳng dung thứ cho thành đó vì năm mươi người lành trong đó sao? Chúa làm như vậy, chắc không được đâu ! Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử trần gian, lại không xét xử công minh sao?" (Gen 18, 23-25). Với nhũng lời vừa kể, với lòng can đảm phi thường, Abraham đặt trước mặt Chúa việc cần thiết phải tránh của cách hành xử công lý tổng thể " quơ đủa cả nắm". Nếu thị xã có tội, thì đúng phải lên án phạt tội trạng của nó và giáng hình phạt, nhưng, vị đại tổ phụ xác nhận, có lẽ đó là phạt vạ một cách bất công, một cách không phân biệt đối với mọi cư dân. Nếu trong thị xã có những người vô tội, những người đó không thể bị đối xử như những kẻ tội phạm.

Chúa là một vị quan toà chính trực, không thể hành động như vậy. Abraham nói một cách chính đáng với Chúa Nhưng nếu chúng ta đọc kỷ hơn văn bản, chúng ta còn nhận thức được lời van xin của Abraham còn nghiêm trọng và sâu sắc hơn nữa. Bởi lẽ ngài không chỉ giới hạn xin tha cho những người vô tội. Abraham xin tha thứ cho toàn thể thị xã, bằng cách kêu gọi sự công chính của Chúa, bỏi lẽ ông nói với Chúa:

- "Chẳng lẽ Chúa không tha thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong thành đó sao?" (Gen 18, 24b). Hành động như vừa kể, Abraham tạo ra một tư tưởng mới về công chính.

Công chính không chỉ giới hạn phạt vạ tội nhân, như là những gì con người vẫn hành xử cho đến lúc đó, mà là một nền công chính khác, công chính của Thiên Chúa, tìm điều lành và tạo ra điều lành bằng tha thứ, hoán cải tội nhân, cải hoá và cứu thoát anh ta. Như vậy, qua lời cầu nguyện của mình, Abraham không đòi hỏi công chính chỉ nhằm "có vay có trả", mà là một động tác can thiệp giải thoát, đặc tâm lưu ý đến người vô tội, nhưng giải thoát khỏi tội lỗi cả những kẻ bất lương gian manh.

Tư tưởng của Abraham xem ra có vẻ nghịch thường, có thể được đúc kết như sau: dĩ nhiên không thể đối đãi với người vô tội như những kẻ bất lương, tội nhân. Điều đó là điều bất công. Nhưng cần phải đối xử với phạm nhân như người vô tội, đặt họ vào một động tác công chính "cao hơn", bằng cách cống hiến cho họ có một cơ hội được cứu thoát. Bởi vì nếu các tội nhân chấp nhận sự tha thứ của Thiên Chúa và cáo thú tội mình để mình được giải thoát, họ sẽ không tiếp tục hành động bất lương nữa, và như vậy họ cũng sẽ trở thành người công chính, không cần phải bị phạt vạ.

2 - Đây là lời kêu gọi công chính mà Abraham nói lên trong sự can thiệp của mình, một lời van xin dựa trên sự chắc chắn rằng Thiên Chúa là Đấng nhân từ.

Abraham không van xin Chúa một điều gì ngược lại bản tính của Người. Ông gỏ cửa trái tím Chúa vì biết được thực sự ý muốn của Người.

Chắc chắn Sodoma là một thi xã to lớn, năm mươi người là một con số ít ỏi, nhưng công lý của Thiên Chúa và sự tha thứ của Người không phải là điều thể hiện ra sức mạnh của điều thiện, mặc dầu có vẻ như nhỏ bé và yếu ớt, hơn sự dữ sao?

Sự tiêu diệt Sodoma phải chận đứng được điều dữ trong thị xã, nhưng Abraham biết Thiên Chúa có những phương thức và dụng cụ khác để chận đứng sự dữ lan tràn.

Chính sự tha thứ làm gián đoạn vòng xoán của tội lỗi, và Abraham, trong cuộc đối thoại với Chúa, van xin chính điều đó.

Và khi Thiên Chúa chấp nhận tha thứ cho thị xã, nếu trong đó có năm mươi người lương thiện, lời cầu nguyện của Abraham bắt đầu đi xuống, hướng về các vực thẩm lòng khoan hồng của Chúa.

Abraham - như chúng ta còn nhớ - làm cho con số người thiện cần thiết để được giải thoát dần dần càng lúc càng giảm đi: nếu không có năm mươi, có lẽ bốn mươi lăm cũng đủ và rồi càng lúc càng xuống thấp hơn cho đến mươi người, bằng cách tiếp tục các lời van xin của mình, làm cho ông trở thành gan dạ hơn: nếu có thể tìm được bốn mươi...ba mươi...mười:

- "Ông lại thưa một lần nữa: Giả như trong thành tìm được bốn mươi người thì sao?"...Ông nói: "Xin Chúa đừng giận cho con nói tiếp: Giả như ở đó có ba mươi người thì sao?"...Ông nói: "Con xin mạn phép thưa với Chúa: Giả như tìm được hai mươi người thì sao?" Ông nói: "Xin Chúa đừng giận cho con nói một lần nầy nữa thôi: "Giả sử tìm được mười người thì sao?" (Gen 18, 29.30.31.32).

Con số càng trở nên nhỏ hơn, càng mạc khải và cho thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa, Đấng nhẫn nại lắng nghe lời cầu nguyện, đón nhận và đáp lại đối với mọi lời van xin:

- "Ta sẽ tha...Ta sẽ không tiêu diệt...Ta sẽ không làm" (cfr. id.). Như vậy nhờ lời can thiệp của Abraham, Sodoma sẽ được giải thoát, nếu trong thành có được dầu chỉ muời người tốt lành vô tội thôi. Đó là sức mạnh của lời cầu nguyện. Bởi vì qua sự can thiệp, lời cầu nguyện với Chúa để cứu giải người khác, lòng ước muốn giải thoát đối với người tội lỗi , mà Chúa vẫn nuôi trong lòng mình được thể hiện và diễn tả ra.

Thật vậy, sự dữ không thể được chấp nhận, mà phải được phát hiện và tiêu diệt qua sự trừng phạt: sự tàn phá thành Sodoma nói lên động tác đó. Nhưng Tthiên Chúa không muốn cho kẻ bất chính phải chết đi, đúng hơn Người muốn cho anh ta hối cải và sống:

- "Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết - sấm ngôn của Thiên Chúa là Chúa Thượng - Ta lại không muốn cho nó bỏ đường tội lỗi của nó mà được sống sao" (Ez 18, 23).

- "Ngươi hãy nói với chúng: " Ta lấy mạng sống Ta mà thề - sấm ngôn của Thiên Chúa là Chúa Thượng - Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống . Hãy trở lại, hãy từ bỏ đường lối xấu xa của các người mà trở lại. Sao các ngươi lại muốn chết, hỡi nhà Israel?" (Ez 33, 11).

Lòng ước muốn của Chúa luôn luôn là tha thứ, cứu thoát, ban cho đời sống, biến đổi sự dữ thành điều thiện. Đúng vậy, chính lòng ao ước nầy của Chúa là trong lời cầu nguyện, trở thành ước muốn của con người và được diễn ta ra bằng lời nói của sự trung gian.

Với lời van xin của mình, Abraham đang cho mượn tiếng nói của mình và tâm hồn mình, để nói lên thánh ý Chúa: lòng ao ước của Thiên Chúa là lòng nhân từ, tình yêu thương và ý chí giải thoát.

Và lòng ao ước nầy của Chúa đã gặp được nơi Abraham và trong lời cầu nguyện của ngài cơ hội để có thể diễn tả ra một cách thực tế trong lòng lịch sử con người, để hiện diện nơi đâu cần có ân sủng.

Với lời cầu nguyện, Abraham đang làm cho lòng ao ước của Thiên Chúa có được tiếng nói, không phải là tiếng nói phá nát tiêu diệt, mà là tiếng nói giải thoát Sodoma, tiếng nói ban đời sống cho người tội lỗi hối cải.

3 - Đó là điều Chúa muốn, và cuộc đối thoại của Nguời với Abraham là một sự thể hiện kéo dài và không thể sai lầm được tình yêu thương nhân hậu của Người.

Việc cần thiết tìm đươc những người công chính trong thị xã càng lúc càng trở nên ít đòi buộc hơn và sau cùng chỉ cần có mươi người để cứu được toàn dân trong đó.

Tại sao Abraham ngừng lại ở con số mười người. Bản văn không nói rõ. Có lẽ đây là con số nhân cội của một cộng đồng tối thiểu ( ngay cả ngày hôm nay, mười người là số lượng phải có cho cuộc cầu nguyện công cộng Do Thái).

Dù sao cũng là một con số thật ít ỏi, một phần tử nhỏ bé của điều thiện để từ đó khởi sự cứu thoát được tội ác to lớn.

Nhưng rồi mười người công chính cũng không kiếm được ở Sadoma và Gomorra, và các thị xã bị hủy hoại.

Một cơn hủy hoại được minh chứng một cách nghịch thường cho thấy lời cầu nguyện trung gian của Abraham cần thiết như thế nào. Bởi vì chính lời cầu nguyện đó đã mạc khải cho chúng ta biết ý muốn cứu thoát của Thiên Chúa: Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ, muốn tha thứ, nhưng hai thị xã vừa kể vẫn đóng kín mình trong một trạng thái bất chính hoàn toàn và tê lệt, không có được cả ít người ngay chính, để từ đó khởi đầu hoán chuyển ác thành thiện.

Bởi vì chính con đường cứu giải đó, mà chính Abraham đứng ra kêu xin: được giải thoát, không có nghĩa đơn sơ là trốn khỏi hình phạt, mà là được giải thoát khỏi sự ác đang ở nơi mình.

Không phải hình phạt là điều phải được loại bỏ, mà đúng hơn la tội lỗi, là thái độ khước từ Chúa và tình yêu, đó chính là thái độ đã mang nơi mình hình phạt.

Tiên tri Geremia sẽ nói với dân chúng bội nghịch:

- "Sự gian ác của ngươi phải sửa trị ngươi, hành vi phản bội của người sẽ trừng phạt ngươi.Ngươi phải biết, người phải thấy rằng: lìa bỏ Chúa, Thiên Chúa của ngươi không còn kính sợ Người, thì thật là xấu xa và cay đắng - sấm ngôn của Thiên Chúa các đạo binh, là Chúa Thượng" ( Ger 2, 19).

Khỏi buồn phiền và cay đắng đó là điều mà Chúa muốn cứu thoát con người, bằng cách giải thoát con người khỏi tôi lỗi. Nhưng cần phải có một sự thay đổi nội tâm, một nhúm điều tốt lành nào đó, một sự khởi đầu để từ đó bắt đầu thay đổi ác thành thiện, ghen ghét thành tình thương, trả thù thành tha thứ.

Bởi đó trong thị xã cần có những người chân chính, và Abraham tiếp tục lập đi lập lại: "có lẽ chúng ta có thể tìm được..". "Ở đó", ở trong thực trạng bị bệnh hoạn, cần phải có được mầm mống của sự thiện có khả năng chữa lành và đem lại sự sống. Đó cũng là một lời nói, nói với chúng ta: ưóc gì trong các thị xã của chúng ta có được mầm mống sự thiện, ước gì chúng ta cố gắng làm hết sức có thể, để không phải chỉ có mười người công chính, để thực sự làm cho các thị xã của chúng ta thực sự sống và sống còn và để cứu chúng ta khỏi trạng thái cay đắng nội tâm nầy đó là sự khiếm diện của Thiên Chúa.

Trong thực trạng bệnh tật của Gomorra và Sodoma mầm móng sự thiện đó không tìm đâu ra được.

Nhưng lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với dân Người còn được mở rộng ra hơn nữa.

Tiên tri Geremia sẽ nói cho chúng ta biết, nếu để cứu thoát Sodoma cần có mười người công chính, nhân danh Đấng Toàn Năng, chỉ cần một người công chính thôi cũng đủ để giải thoát Giêrusalem:

- "Hãy rảo quanh đường phố Giêrusalem mà xem cho biết.Trên các quảng đường thành phố ấy, hãy tìm xem có gặp được một người, một người biết thi hành luật pháp, biêt sống chân thật, Ta sẽ dung tha cho cả thành" ( Ger 5, 1).

Con số còn xuống thấp hơn nữa, lòng tốt lành của Thiên Chúa càng được tỏ ra cao cả hơn. Nhưng điều đó cũng chưa đủ, lòng nhân từ dồi dào của Thiên Chúa cũng không tìm được điều mình muốn, và như vậy Giêrusalem bị ngã gục dưới sự vây hảm của kẻ địch. Cần phải có chính Thiên Chúa trở thành người công chính đó. Đó là mầu nhiệm Nhập Thể để bảo đảm có được một người công chính. Chính Người làm cho mình trở thành con người. Người công chính từ đó luôn luôn chúng ta có được, bởi vì đó là chính Người: như vậy cần phải có Thiên Chúa trở thành người công chính đó.

Thật là vô tận và bất ngờ tình yêu của của Thiên Chúa được tỏ hiện hoàn hảo, khi Con Thiên Chúa trở thành người. Đấng Công Chính quyết định, Đấng Vô Tội hoàn hảo, Đấng sẽ đem lại cho thế gian sự cứu rổi, bằng cách chết trên thập giá, trong khi tha thứ và can thiệp cho những người " vì họ không biết việc họ làm " ( Lc 23, 34).

Như vậy, lời cầu nguyện của mỗi người đều có được lời đáp ứng lại, như vậy mọi việc cầu bàu can thiệp của chúng ta đều sẽ được lắng nghe tất cả Anh Chị Em thân mến, lời van xin của Abraham, tổ phụ chúng ta trong đức tin, dạy chúng ta hãy luôn luôn mở rộng tâm hồn mình ra hơn nữa trước lòng nhân từ sung mãn của Thiên Chúa, bởi vì trong kinh nguyện hằng ngày chúng ta hãy biết ao ước sự cứu rổi nhân loại và van xin với lòng bền chí và tin cậy vào Chúa là Đấng Cao Cả trong tình yêu thương.
Cám ơn Anh Chi Em.

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý ngữ: Nguyễn Học Tập.
(Thông tấn www.vatican.va, 18.05.2011

).

CÁC TIN KHÁC

ĐỌC THÁNH KINH
ĐỌC THÁNH KINH

Anh Chị Em thân mến,
Tôi rất vui mừng được gặp Anh Chị Em ở đây, giữa công trường ở Castel Gandolfo và được bắt đầu lại,...

Top