CỘNG ĐOÀN CHÚA KITÔ PHỤC SINH

TRUNG TÂM ĐỨC BÀ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU

1616 Pyrenees Avenue - Stockton, CA 95210

Suy niệm giáo lý: Chương 2 - Bàn về Tình yêu: Từ tuổi mới lớn đến tuổi trưởng thành

Đăng vào: 07:09 NGÀY 17/09/2015        Số lượt xem: 1697

Suy niệm giáo lý: Chương 2 - Bàn về Tình yêu: Từ tuổi mới lớn đến tuổi trưởng thành

Vào thời niên thiếu, chúng ta không chỉ sử dụng từ “yêu” để nói lên tình cảm của mình dành cho những người trong gia đình (“mẹ ơi, con yêu mẹ”) mà còn dành cho một người dù không có mối quan hệ họ hàng thân thuộc nhưng rất gần gũi và thân thiết, “yêu” giờ đây trở thành một sự theo đuổi chứ không phải sự cho đi. Chúng ta bồi hồi biết bao khi ai đó “thích” chúng ta và rồi chúng ta vô cùng bối rối, ngượng ngùng khi thổ lộ “anh yêu em” hoặc “em yêu anh” cho người đặc biệt. Đôi khi tất cả những thử thách, những đau khổ trên đều dễ dàng vượt qua, thậm chí bệnh tật cũng xem là chuyện nhỏ và việc kiếm tìm tình yêu đích thực cùng người yêu của đời mình là việc rất quan trọng

Những buổi hẹn hò, những lúc vui vẻ và giận hờn là sự khởi đầu của tình yêu lứa đôi. Tôi còn nhớ những năm tháng khi tôi còn học cấp 3, tôi đã rất căng thẳng và hồi hộp khi thổ lộ tình cảm của mình với một cô gái cùng lớp, và nếu cô ấy đồng ý nhận lời yêu tôi, tôi sẽ rất hạnh phúc, sau đó lo lắng lên lịch hẹn hò sẽ đi đâu, nói gì, làm gì cho lần đầu tiên, rồi đến lần hẹn thứ 2 và thứ 3.

Những đặc điểm trên đây là đặc điểm tâm lý của tuổi mới lớn mà ai cũng phải trải qua, chúng ta giằng co với những cảm xúc, những biến động về tình cảm. Nhưng trước khi kết thúc qua giai đoạn này để bước qua giai đoạn trưởng thành chúng ta cần nhận thức rằng việc chúng ta háo hức tìm kiếm “tình yêu” là một phần mà Đấng Tạo Hóa đã tạo ra trong gen của con người.Vì vậy các tiên tri trong Kinh Thánh Cựu Ước đã dùng cảm nghiệm này để diễn tả con đường và tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Mặc dù sự quan tâm về người mình yêu không bao giờ dừng nhưng khi chúng ta sắp trưởng thành, chúng ta được mời gọi để xác định “tình yêu” một cách chín chắn hơn. Chúng ta kết hợp thêm sự dấn thân, sự chung thủy, lòng kiên nhẫn và lòng yêu thương để gia tăng ý nghĩa của chữ “yêu”đẹp đẽ này.

Lúc chúng ta còn ở thời niên thiếu và thanh niên, Giáo hội mời gọi người nam và người nữ yêu như Chúa Giêsu đã yêu, yêu với lòng thương xót và dịu dàng, với sự hy sinh quên mình và khiêm nhường, luôn sẵn sàng đón nhận thánh ý Thiên Chúa - Những hình ảnh Kinh Thánh này được nhắc đến trong bài giáo lý Sứ Mệnh Yêu Thương. số 24: Thiên Chúa là một người cha nhân từ dang tay đón đứa con hoang đàng trở về và mở tiệc ăn mừng (Lc 15,11-32). Thiên Chúa là một mục tử đi tìm con chiên lạc (Lc 15,3-7). Thiên Chúa là một người mẹ an ủi vỗ về con cái mình (Is 66,13). Thiên Chúa chữa lành cho anh mù (Mc 10,46-52), và còn những câu chuyện và dụ ngôn đẹp khác nữa.

Việc các em thiếu niên bước lên lứa tuổi trưởng thành là việc thường xuyên diễn ra, đặc biệt trong số đó có những người không được liên kết với Giáo hội, với sứ vụ giới trẻ, sứ vụ cho người trẻ trưởng thành, họ không hiểu được ý nghĩa tuyệt vời về “tình yêu” mà chúng ta đã nói ở trên. Có một điều tôi đã làm được trong sứ vụ dành cho các đôi bạn trẻ là yêu cầu họ đặt mình vào vị trí của người Cha của đứa con hoang đàng hoặc vị mục tử bị lạc mất con chiên: Liệu họ có sẵn sàng yêu thương và tha thứ khi người yêu của họ hoặc người vợ/chồng làm những điều có lỗi và sau đó chào đón họ trở về bằng tất cả lòng yêu thương và niềm vui? Hoặc như hình ảnh chữa lành của chúa Kitô trong Tân Ước, liệu đôi bạn trẻ có sẵn sàng hy sinh thời gian, thậm chí từ bỏ ước mơ của mình để sống, yêu thương và chăm sóc những bệnh tật của bạn mình hay không?

Những hình ảnh này nhắc chúng ta nhớ đến ý nghĩa “Tình Yêu” của Thiên Chúa là gì và chúng ta cần cân bằng sự háo hức kiếm tìm tình yêu với tính vững bền, dấn thân tha thứ để thực sự hiểu thế nào là yêu như Chúa đã yêu

Khi Thánh Phaolô nói đến sự hiểu biết chín chắn của tình yêu, Ngài đã đề cập cách thức tương tự, Ngài nói rằng “ khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con, nhưng khi tôi trở thành người lớn, tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con.” (1 Cr 13,11). Khi đọc bài giáo lý Sứ Mệnh Yêu Thương, liệu chúng ta nhận ra tinh thần vượt lên trên cái đẹp, những hình ảnh trong Kinh Thánh về tình yêu của giới trẻ và người trẻ trưởng thành - để rồi một ngày nào đó, họ cũng sẽ có đầy kinh nghiệm yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu thương thế gian.
Paul Jarzembowski
Ngọc Bích chuyển ngữ

CÁC TIN KHÁC

Suy niệm giáo lý: Chương 4 - “Hai nên Một”
Suy niệm giáo lý: Chương 4 - “Hai nên Một”

Một trong những người bạn của tôi nói rằng trong hôn nhân đòi hỏi phải đặt người bạn đời của mình lên hàng đầu. Bởi vì h...

Suy niệm giáo lý: Chương 3 – Ý Nghĩa Tính Dục Con Người
Suy niệm giáo lý: Chương 3 – Ý Nghĩa Tính Dục Con Người

Khi chúng ta đang tiếp tục chuẩn bị cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới, giờ đây chúng ta suy niệm về ý nghĩa tính dục của con người,...

Suy niệm giáo lý: Chương 1 - Được Dựng Nên Để Chung Hưởng Niềm Vui
Suy niệm giáo lý: Chương 1 - Được Dựng Nên Để Chung Hưởng Niềm Vui

Chương đầu tiên của loạt bài giáo lý chuẩn bị Đại hội Gia đình Thế giới chú trọng đến lời mời gọi phổ quát về tình yêu. ...

Giáo lý Chuẩn Bị
cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2015
tại Philadelphia
Giáo lý Chuẩn Bị cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2015 tại Philadelphia

Giáo lý Chuẩn bị giữ một vai trò trung tâm trong mỗi kỳ Đại Hội Gia Đình Thế Giới (ĐHGĐTG). ĐHGĐTG được tổ chức bởi những ...

BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐTC PHANXICÔ<br> VỀ VIỆC GIÁO DỤC CON CÁI
BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐTC PHANXICÔ
VỀ VIỆC GIÁO DỤC CON CÁI

Anh chị em thân mến, hôm nay tôi muốn chào đón anh chị em vì tôi thấy có nhiều gia đình giữa anh chị em, xin chào tất cả mọi gia đìn...

Top